Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm tiêu chuẩn từ A - Z

01.05.2024

Trong ngành sản xuất thực phẩm, việc duy trì môi trường vệ sinh an toàn là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Và quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm đúng tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Trong chủ đề hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình này để đảm bảo rằng nhà xưởng thực phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Tiêu chuẩn trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Tuân thủ các quy định vệ sinh nhà xưởng thực phẩm là điều quan trọng. Mỗi quốc gia có những quy định riêng, nhưng đều dựa trên hai tiêu chuẩn chính: HACCP và GMP.

HACCP - Hệ thống phân tích rủi ro và điểm kiểm soát cố định. Là một phần không thể thiếu trong quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn tập trung xác định các nguy cơ tiềm ẩn và xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Để ngăn chặn sự ô nhiễm của thực phẩm trong quá trình sản xuất, đóng gói và phân phối. Bằng cách này, HACCP giúp giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe của người tiêu dùng bằng cách nắm bắt và giải quyết vấn đề từ gốc rễ.

GMP - Đây là tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn các nhà sản xuất về các mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. GMP đề xuất các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu các cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định nhà xưởng sản xuất thực phẩm cụ thể để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ giai đoạn chế biến đến khi đến tay người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Những điểm cần ghi nhớ về quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm đạt chuẩn

Có một số loại chất khử trùng cần đặc biệt chú ý vì chúng độc hại và cần phải được rửa sạch kỹ. Bao gồm Qacs (hợp chất amoni bậc bốn), chất giải phóng clo (hypochlorites), và iodophors (hợp chất dựa trên iốt). Tuy nhiên, không phải tất cả các chất khử trùng đều độc hại. Clo dioxide là một loại chất khử trùng an toàn cho thực phẩm. Và không cần phải rửa lại sau khi sử dụng.

Để đảm bảo hiệu quả của các chất khử trùng, quan trọng là pha loãng chúng đúng cách. Nếu pha loãng quá yếu, chúng không thể làm sạch hiệu quả; và nếu quá mạnh, thì rất lãng phí.

Các chất khử trùng cũng cần một khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả. Thời gian này có thể dao động từ vài giây đến vài phút. Phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của quá trình vệ sinh.

Khi sử dụng dung dịch vệ sinh khử trùng, hãy đảm bảo rằng bạn áp dụng chúng vào các bề mặt cần thiết như bàn làm việc, tủ lạnh, tay nắm cửa và các bề mặt khác, thông qua việc sử dụng chai xịt được ghi nhãn.

Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ lưỡng độ pha loãng, thời gian tiếp xúc, các biện pháp phòng ngừa an toàn, hạn sử dụng và cách bảo quản tất cả các loại hóa chất vệ sinh trước khi bắt đầu sử dụng chúng.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo chuẩn ATTP

Lên kế hoạch vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn ATTP đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kỹ thuật tốt và tuân thủ các nội quy xưởng sản xuất thực phẩm. Dưới đây là một phác thảo quy trình chi tiết:

Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo chuẩn ATTP

Bước 1: Đánh giá & Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi bắt đầu quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, việc đánh giá tổng thể khu vực cần vệ sinh là cần thiết. Từ đó, kế hoạch vệ sinh sẽ được lập ra với đầy đủ trang thiết bị phù hợp. Trong số những dụng cụ cần có:

  • Trang bị bảo hộ như gang tay, mũ, khẩu trang cho nhân viên.
  • Các dụng cụ vệ sinh như lau lau, xô chậu, chổi, và dụng cụ thu gom rác.
  • Dung dịch khử trùng và nước sôi 100 độ C.
  • Hóa chất và máy móc chuyên dụng khác trong quá trình vệ sinh.

Bước 2: Phân công nhân lực

Sau khi lập kế hoạch, tiến hành phân công nhân viên tạp vụ dựa trên diện tích và độ khó của các khu vực cần vệ sinh. Bước này giúp đảm bảo quá trình vệ sinh diễn ra nhanh chóng và chính xác. Đồng thời công việc được thực hiện đúng tiến độ.

Bước 3: Thực hiện vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo quy trình

Quá trình vệ sinh nhà xưởng nhà xưởng diễn ra theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ bên trong ra ngoài, với các công đoạn cụ thể như sau:

  • Vệ sinh trần nhà và hệ thống thiết bị trên cao như máng đèn, bóng đèn,... bằng cây lau đa năng chuyên dụng.
  • Sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt để loại bỏ các vết bẩn, ẩm mốc trên tường.
  • Làm sạch các dụng cụ và thiết bị trong hệ thống sản xuất để loại bỏ bụi bẩn. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Sử dụng nước lau sàn kết hợp với máy chà sàn cho nhà xưởng để làm sạch, chà, đánh bóng sàn. Tăng hiệu quả làm sạch.
  • Dọn dẹp lối đi, lối ra vào và các cửa sổ.
  • Sử dụng các hóa chất đặc biệt để làm sạch kính, giúp bề mặt kính sáng bóng.
  • Tiến hành khử mùi và khử trùng không khí.
  • Thực hiện vệ sinh các khu vực khác như nhà ăn, nhà kho, phòng thí nghiệm, theo quy trình cụ thể.

Bước 4: Khử khùng và sấy khô xưởng

Trong mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo chuẩn ATTP, việc khử trùng và sấy khô là bước cực kỳ quan trọng. Đây là giai đoạn chính để loại bỏ các vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đối với máy móc và thiết bị tiếp xúc với thực phẩm, cần sử dụng nước nóng để khử trùng. Cụ thể, sử dụng nước nóng sạch có nhiệt độ đạt 75°C (tuân thủ tiêu chuẩn nước uống) trong ít nhất 2 phút.

Sau khi hoàn thành quá trình khử trùng, các bề mặt như bàn ghế, quầy và thiết bị cần được để tự khô hoàn toàn trước khi tiếp tục sử dụng trong nhà xưởng.

Bước 5: Kiểm tra và bàn giao

Đây là bước cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng mọi công việc đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả mong muốn. Sau khi xác nhận rằng mọi yêu cầu đã được đáp ứng, quá trình vệ sinh sẽ được coi là hoàn tất và sẵn sàng bàn giao.

Nguyên tắc cần nắm trong vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng về vệ sinh nhà xưởng thực phẩm để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian:

Nguyên tắc cần nắm trong vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Quy định vệ sinh nhà xưởng:

  • Bắt đầu làm sạch từ xa đến gần, tập trung vào những vị trí xa nhất từ cửa vào.
  • Thực hiện làm sạch từ trên xuống dưới.
  • Ưu tiên làm sạch các khu vực sạch trước, sau đó mới làm sạch những khu vực bẩn.
  • Hãy làm sạch một cách triệt để từng khu vực, đặc biệt là trong nhà xưởng thực phẩm, tuân thủ nguyên tắc sử dụng hóa chất để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nguyên tắc sử dụng hóa chất

  • Chỉ quản lý mới được phép pha chế hóa chất, tuân thủ tỷ lệ, đúng nhãn mác và chai.
  • Ưu tiên sử dụng các hóa chất chiết suất từ thiên nhiên.
  • Cần ghi nhãn rõ ràng trên các bình chứa hóa chất về tên, mục đích và cách sử dụng.
  • Đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi sử dụng hóa chất như găng tay và đồng phục.
  • Không sử dụng hóa chất mà không biết cách và không có hướng dẫn.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc hóa chất trực tiếp.
  • Hóa chất cần phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đủ chứng nhận an toàn.

Các loại hóa chất chuyên dụng trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Trong lĩnh vực vệ sinh nhà xưởng thực phẩm, có những loại hóa chất chuyên dụng được sử dụng để đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là bốn loại hóa chất phổ biến:

Các loại hóa chất chuyên dụng trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

CLORINE TOPAX 66

Clorine Topax 66 là dung dịch tẩy rửa gốc kiềm chứa Chlorine, được thiết kế đặc biệt cho việc lau sàn trong khu vực chế biến thực phẩm. Với khả năng loại bỏ chất béo và dầu mỡ dư thừa một cách nhanh chóng. Sản phẩm giúp sàn trở nên sạch sẽ và tránh tình trạng trơn trượt. Đặc biệt, Clorine Topax 66 có tính kháng khuẩn cao. Giúp loại bỏ các vết bẩn vô cơ và các vết ố màu do gia vị.

Hướng dẫn sử dụng: Pha dung dịch với tỷ lệ từ 1:30 đến 1:50 vào xô nước. Sau đó lau sàn bằng mop ướt và chà bằng bàn chải nếu cần thiết. Cuối cùng, lau lại một lần bằng nước sạch để hoàn thiện quá trình làm sạch.

Chất lau sàn FUTURE DC 1GAL

Future DC là dung dịch vệ sinh và khử trùng đa năng. Chuyên dùng để làm sạch sàn, tường cùng một số thiết bị trong phòng vệ sinh. Có khả năng tẩy rửa tuyệt vời đối với dầu mỡ, cặn xà phòng và các vết bẩn khó rửa. Sản phẩm không chỉ giúp sạch bề mặt mà còn không để lại màng dính và ố màu. Đặc tính ít bọt giúp tăng hiệu quả làm sạch và giảm thời gian lau chùi.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Để khử trùng và làm sạch tổng thể, pha tỷ lệ 1 phần Future DC với 7-18 phần nước tùy thuộc vào mức độ vết bẩn. Sau đó, lau sạch bề mặt và ngâm dung dịch trong ít nhất 10 phút trước khi xả lại hoặc lau lại bằng nước sạch.
  • Đối với vết bẩn khó xử lý, pha tỷ lệ 1 phần Future DC với 40 phần nước và thực hiện quy trình như trên.
  • Đối với vết bẩn trung bình, pha tỷ lệ 1 phần Future DC với 120 phần nước và thực hiện quy trình như trên.
  • Đối với vết bẩn nhẹ, pha tỷ lệ 1 phần Future DC với 150 phần nước và thực hiện quy trình như trên.
  • Đối với máy chà sàn liên hợp, pha tỷ lệ 1 phần Future DC với 200 - 250 phần nước và sử dụng máy với dung dịch đã pha. Cuối cùng, xả lại hoặc lau lại bề mặt bằng nước sạch hoặc khăn sạch.

Chất khử trùng đa năng 22 MULTI-QUAT SANITIZER

22 MULTI-QUAT SANITIZER được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ thực phẩm và vệ sinh nhà cửa. Sản phẩm này có thể xử lý các vết bẩn thông thường cũng như dầu mỡ một cách hiệu quả. Với khả năng bảo vệ chống lại vi sinh vật gây bệnh được kiểm tra. Sản phẩm là lựa chọn an toàn cho các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm. Bạn có thể sử dụng nó để phun hoặc lau trên sàn, tường, bàn, thiết bị, chậu rửa và các vật dụng khác.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lấy dung dịch đã pha từ hệ thống bơm pha Ecolab và đổ vào bình xịt.
  • Phun hoặc thoa dung dịch lên bề mặt cần làm sạch, để cho bề mặt ướt trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp tục lau sạch, rửa và lau khô bằng khăn hoặc bọt biển sạch.

Chất đánh bóng sàn đá GRANITE POLISHING COMPOUND.

GRANITE POLISHING COMPOUND là hỗn hợp bột đánh bóng sàn đá không cần pha loãng. Được thiết kế đặc biệt để đánh bóng, phục hồi sàn đá cẩm thạch, sàn đá vôi... Không chỉ làm cho bề mặt sáng bóng, mà còn hỗ trợ trong việc chống thấm nước và ngăn chặn sự bám dính của các vết bẩn.

Ứng dụng trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm và tỷ lệ pha:

  • Làm sạch sàn đá, đảm bảo không còn bất kỳ vết bụi nào trên bề mặt.
  • Làm ướt sàn bằng nước sạch và thêm một muỗng GRANITE POLISHING COMPOUND vào giữa khu vực.
  • Sử dụng pad màu đỏ và máy đánh sàn tốc độ 175-300 vòng/phút để thực hiện quá trình đánh bóng. Đảm bảo lượng hóa chất trên sàn luôn đủ.
  • Khi đánh bóng hoàn tất, sử dụng máy hút và nước để rửa sạch sàn và lau khô. Sử dụng pad màu trắng để chà lại sàn lần cuối để đạt được độ bóng mong muốn.

Chú ý: Nếu sàn có các vết rạn, có thể cần sử dụng hóa chất làm phẳng sàn Restorative Cream trước khi tiến hành quá trình đánh bóng.

Các loại hóa chất trên đều là lựa chọn hàng đầu cho việc vệ sinh nhà xưởng thực phẩm. Và hiện tại được cung cấp bởi đơn vị Máy Vệ Sinh Công Nghiệp. Ngoài những sản phẩm này, chúng tôi còn có sẵn một loạt các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng khác. Phù hợp với nhiều khu vực và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Quý khách hàng quan tâm đến việc mua các loại hóa chất này có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tổng kết

Việc thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có thể đạt được một môi trường sản xuất sạch sẽ và an toàn. Điều này không chỉ tạo ra niềm tin từ phía khách hàng mà còn giúp tăng cường uy tín và cạnh tranh trong ngành.

arrow_forward_ios
Sản phẩm khác